Món ăn truyền thống phải là dạng xuất hiện từ vài trăm năm hay vài ngàn năm của 1 vùng nào đó nha. Nghĩa là nhũng món ăn này hoàn toàn không phải phát minh & nghiên cứu của khoa học. 😎
Dựa trên hành vi tự nhiên của con người, những món ăn truyền thống mà truyền từ xưa đến giờ, nó chắc chắc có những thứ giúp con người ở vùng đó khỏe mạnh, trường thọ hoặc chống chọi với bệnh tật, thiên tai, khí hậu thời tiết khắc nghiệt chỉ ở riêng vùng đó. 💪💪💪
Không đáp ứng 2 tiêu chí trên thì món ăn sẽ bị tuyệt chủng theo sự phát triển của tự nhiên. (không tính 200 năm trở lại đây). 😱
Nếu 1 món ăn gây bệnh thật sự, thì nó có thể truyền lại vài trăm hay cả ngàn năm sau không?
Đây cũng là 1 dạng của tự cân bằng hệ sinh thái (không hề có bàn tay của nghiên cứu khoa học can thiệtp vào)
Tại sao món ăn truyền thống của mỗi vùng luôn chứa nhiều yếu tố lành mạnh & trường thọ
Người dân Ấn Độ, sống 2 bên bờ sông Hằng (con sông khá ô nhiễm), nhưng ngày nay, dân ở đó cũng vẫn còn phong tục uống nước sông Hằng, nấu pha trà, tắm rửa ... Nhưng du khách bắt chước theo là bỏ bà ... 🤒🤒🤒
Lý do du khách uống nước ô nhiễm đó là ăn đạn & đau bụng tiêu chảy ngay, còn dân định cư nhiều đời ở đó thì lại không:
Do dân ở đó đã có sẵn mọi thứ để chống chọi, kháng khuẩn ... Những khả năng này có cũng là nhờ những món ăn truyền thống để lại cho đời sau. Như Cà Ri Ấn Độ vậy. 👈👈👈
Vậy, 1 du khách ở vùng đất xa lạ, không quen thổ nhưỡng ở đây, tắm + uống nước lấy lên từ sông Hằng thì ... 🤣🤣🤣
Giải thích như trên để anh chị em hiểu 1 vấn đề cốt lõi:
Rất nhiều tinh túy, sức khỏe của con người có được từ các món ăn truyền thống. 🥰🥰🥰
Nói chứ, coi chừng biến tướng & nhầm lẫn, có những món biến tướng của truyền thống, dùng nguyên liệu tầm bậy mà chúng ta không biết. 😤😤😤
Nhìn những món ăn truyền thống của người Việt Nam, Bắc Bộ, Trung Bộ, hay của người dân miền Tây (Đồng Bằng Sông Cửu Long), thật sự phải nói là tuyệt đỉnh của lành mạnh. 💪💪💪
Các món ăn truyền thống có xu hướng liên quan đến thổ nhưỡng, khí hậu vùng đó. Và ... 1 điều rất đặc biệt: Loài người lại sinh sống phần đông ở những khu vực có khí hậu dễ chịu (ý nói tập trung đông), vùng khắc nghiệt khá ít người sống, ít phù hợp với cơ thể con người. Thức ăn truyền thống của họ có xu hướng nguồn gốc thực vật rất nhiều.
Nhìn lại lịch sử Âu Mỹ, thế kỷ 18 trở về trước, chỉ những người thượng lưu mới ăn thịt nhiều, những người thuộc tầng lớp lao động bình thường và đông đúc vẫn ăn thực phẩm nguồn gốc thực vật. Cụ thể Tây Âu lại là lúa mì, bánh mì ...