Hên, lần này trúng bài viết dễ. 😂😂😂
Hầu như nghỉ ngơi và ngủ trưa, đa số người Việt Nam chúng ta đã đúng.
Đương nhiên có 1 bộ phận người không đạt được vấn đề này, trong đó có mình: Games thủ, hay có xu hướng thức khuya chơi games. Trong công ty, văn phòng, cũng không có xu hướng nghỉ ngơi buổi trưa. 😬😬😬
Bất khả kháng như các ông bố, bà mẹ có con nhỏ thì mình không dám nói, bọn thiên thần nhỏ loi choi thì phải ưu tiên cao nhất rồi ạ. Hy vọng họ có thể sắp xếp được thời gian nghỉ ngơi. 👩👩👧👦👩👩👧👦👩👩👧👦
Thôi, giỡn 3 dòng vậy thôi, giờ là giải thích theo khoa học.
Tại sao nghỉ ngơi, ngủ trưa lại giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể.
Khi mệt, có phải chúng ta nghỉ ngơi, dù chỉ 1 chút, là tự nhiên sau đó khỏe khoắn và hưng phấn hơn rất nhiều đúng không nè?
Đó là vì: Khi nghỉ ngơi, thả lỏng hoặc ngủ, cơ thể hiểu điều này, nó chuyển sang chế độ tái tạo lại enzyme. Đây là bản chất vấn đề.
Ngược lại, khi không nghỉ ngơi, tạm gọi khó nghe là thiếu ngủ kéo dài, thì Enzyme sẽ dùng hết, cơ thể không tái tạo Enzyme được (do không nghỉ ngơi), sẽ làm toàn bộ hoạt động của cơ thể đảo lộn.
Khi nghỉ ngơi đúng đủ, nhiều Enzyme, thì cụm từ “tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể” trrên tiêu đề là quá dễ hiểu mà nhỉ?
Bài này chém gió vui vậy thôi ạ, ở Việt Nam, mình tin rằng, trừ nhóm games thủ, mọi người đều ổn, tốt và đúng về vấn đề nghỉ ngơi hợp lý.
Lúc mệt, hãy cố nghỉ ngơi, đừng cố làm. Mà ai cũng biết mà nhỉ? Khi mệt thì hiệu quả làm việc cũng làm gì có? Thà dẹp hết. Đi xả ... 🙈🙈🙈
Sẵn tiện nói luôn:
Mình từng nghe nói đến vấn đề ngủ 1 ít, rồi thức dậy làm việc, rồi lại ngủ tiếp 1 ít. Kiểu vậy suốt 1 ngày 24. 1 ngày ngủ nhiều lần, nhưng mỗi lần 1 ít.
Mình xin nói luôn: Không ổn.
Ít nhất không ổn đối với 1 người bình thường như chúng ta, vậy nên đừng bắt chước ạ.
Lý do đơn giản:
Thật sự, giấc ngủ sâu là điều quan trọng nhất để cơ thể tái tạo Enzyme, đó là chưa kể khả năng não bộ sắp xếp lại mọi thứ khi chúng ta ngủ sâu.
Rất nhiều lợi ích của việc giấc ngủ sâu chúng ta nghe nói trên Internet đều là đúng sự thật.
Hey, "giải pháp xử lý vấn đề" về giấc ngủ sâu thì chưa chắc đúng nha. Truyền thông hơi kinh dị ạ. 👻👻👻
Vậy nên, những người ngủ không sâu, hoặc thức giấc nhiều lần trong 1 đêm, nếu kéo dài, mình tin là có vấn đề, thậm chí có thể là vấn đề liên quan đến thần kinh, stress ... Nó là bệnh nguy hiểm hơn nhiều lần so với bệnh do lối sống cẩu thả (ung thư, xơ gan, tiểu đường ...)
1 thông tin nhỏ nữa cho anh chị em:
Tại sao sau khi ăn, chúng ta lại buồn ngủ?
Rõ ràng đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhiều người trong số chúng ta, đâu hề muốn ăn no rồi ngủ đâu. Tụi trẻ trẻ như mình lại muốn ... "ăn no rồi quẩy" ạ. Chỉ là không được thôi. 🥲🥲🥲
Giải thích khoa học điều này, chúng ta cần chấp nhận “Sự ưu tiên” xử lý vấn đề của bên trong cơ thể con người.
Mình sẽ nói nhiều hơn về sự ưu tiên này sau, nhưng tạm thời, bạn hãy chấp nhận như sau:
- Ưu tiên 1 xử lý những gì nguy hiểm đến sự sống của chúng ta. Có thể làm chúng ta mất mạng.
- Ưu tiên 2 là giải độc. Giải độc nguy hiểm trước (kim loại nặng), giải độc thường sau (độc chất bất khả kháng trong xã hội hiện đại ngày nay).
- Ưu tiên 3 là trao đổi chất.
- ...
Năng lượng dùng cho quá trình trao đổi chất và thải các chất không cần thiết trong quá trình tiêu hóa thật sự là rất lớn, tiêu tốn nhiều Enzyme trong quá trình này.
Thậm chí, khi chúng ta ăn toàn thịt, thịt nướng, chấm phô mai .... toàn mấy thứ được xem là độc hại và cơ thể sẽ cố tống nó ra ngoài, hoặc ăn quá no, quá nhiều ... Năng lượng & Enzyme dùng cho quá trình này càng khủng khiếp.
Vậy nên,
Ưu tiên xử lý vấn đề: Cơ thể dùng mọi nguồn lực cho quá trình tiêu hóa, trao đổi chất. Dẫn đến lúc đó, Enzyme được huy động xử lý quá trình này.
Nghĩa là:
- Cơ thể bắt bạn ngủ, để Enzyme tập trung cho tiêu hóa.
- Ngủ cũng giúp tái tạo Enzyme hiệu quả.